Từ đầu năm 2022, thị trường NFT có vẻ im ắng hơn so với đỉnh điểm năm 2021 nhưng không vì thế mà các dự án ngừng phát triển, có khá nhiều dự án NFT đã được ra mắt đến từ các hệ sinh thái BNB Chain, Ethereum, Solana, Polygon, Avalanche, Cardano, Fantom, và Near,… Người mới khi tham gia thị trường thường đặt câu hỏi về tính thanh khoản của Non-Fungible Token (NFT), vì thế Marketplace ra đời nhằm giải quyết những vấn đề trên. Trong bài viết này, Tygiacoin sẽ đề cập 5 sàn NFT được cộng đồng ưa chuộng nhất.
Đôi nét về NFT marketplace
NFT marketplace là nơi trao đổi, giao dịch, mua bán các loại hàng hóa NFT, thể hiện các thông số của DEX (TVL, Volume,..) và giúp người dùng đánh giá được tổng quan NFT nổi bật, dự án thu hút trong thị trường hiện tại. Các NFT marketplace đang dần chuyển sang xu hướng Multi-chain để mở rộng thị phần của mình. Ngoài ra, nhiều sàn tập trung (CEX) cũng bắt nhịp xu hướng và cho ra mắt nhiều tính năng, sàn hỗ trợ NFT như Binance, Coinbase, FTX, Crypto.com,…
Theo các bài phân tích trước đó của Coin98, NFT Marketplace sẽ được phân thành 3 nhóm gồm:
- Exclusive NFT marketplace: Thị trường chuyên hỗ trợ cho các NFT mang tính độc nhất, thường thuộc sự sở hữu và phát triển từ các nhà văn nghệ sĩ, vì đa phần các vật phẩm NFT đều là các sản phẩm có giới hạn của nghệ sĩ nên số lượng ít và giá trị khá cao. Một số NFT marketplace nổi bật như SuperRare, Foundation,…
- General NFT marketplace: Dành cho tất các loại NFT, những NFT mới hoặc từ một/ tổ chức nào cũng sẽ được lưu hành trên đây, không giới hạn số lượng, thời gian mint, trưng bày vật phẩm hoặc giao dịch. Một số General NFT marketplace nổi bật gồm Opensea, Magic Eden, Immutble X marketplace, Binance NFT, FTX NFT,…
- Specific NFT marketplace: Dạng thị trường NFT chuyên dụng, dành cho NFT riêng về mảng nào đó, ví dụ như gaming, video, music,… Thị trường này cũng tương tư các nhóm trên nhưng sẽ phân chia các NFT theo nhóm riêng biệt (section).
Tình hình thị trường NFT hiện tại, theo phân tích của Chainalysis về lưu lượng truy cập web đến các nền tảng NFT thì Trung và Nam Á dẫn đầu, tiếp đó là Bắc Mỹ và Tây Âu, NFT đã thu hút được một lượng lớn người dùng toàn cầu. Phần lớn các giao dịch NFT đến từ nhà giao dịch nhỏ lẻ (ước tính giá trị dưới 10,000 USD), các giao dịch từ 10,000 USD đến 100,000 USD tăng.
Kể từ tháng 4 năm 2022, các hoạt động giao dịch NFT của các tổ chức lớn vẫn chưa đạt được con số đáng mong đợi như năm 2021, chứng kiến sự suy giảm rõ rệt ở các NFT marketplace như Opensea, SuperRare,…
Top 5 NFT Marketplace đáng quan tâm
Thứ nhất là Opensea
Opensea là một trong những sàn giao dịch NFT lớn nhất hiện nay và được ra mắt từ năm 2017. Opensea lưu trữ nhiều NFT phổ biến như các vật phẩm trong game, video, tranh ảnh nghệ thuật,…
Opensea trước đây được xây dựng trên Ethereum và đã hợp tác với mạng Polygon để giảm thiểu chi phí khi mint NFT. Tính đến tháng 6 năm 2022 sàn đã tích hợp với mạng Solana và Klaytn nhằm mở rộng hỗ trợ người dùng tối ưu phí gas khi sử dụng, giao diện thân thiện còn giúp mọi người truy cập dễ dàng với hơn 700 dự án NFT, 40 triệu item cùng nhiều vật phẩm đến từ các nguồn bên ngoài.
Điểm nổi bật của Opensea chính là không giới hạn người dùng, số lượng NFT, mọi người có thể sử dụng sàn bằng cách kết nối ví vào giao diện, mint NFT và trả phí cho sàn (phí 2.5%), phí này sẽ trả cho thợ đào. Nếu muốn hạn chế việc trả phí quá đắt đỏ, người dùng có thể lựa chọn việc mua bán NFT bằng Polygon.
Thứ hai là Rarible
Rarible là nơi mọi người có thể tạo, mua và bán các vật phẩm NFT trên mạng lưới Ethereum, Polygon, Flow và Tezos.
Rarible tập trung nhiều vào khía cạnh xã hội, cụ thể là sự cảm nhận của người dùng. Sàn cho phép các người dùng theo dõi nhau như các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,…). Bên cạnh đó, những người nắm giữ native token của Rarible (RARI) sẽ có quyền quản trị và bỏ phiếu thay đổi các chính sách của hệ thống.
Để kiếm được các token RARI khá đơn giản, chỉ cần tham gia vào nền tảng, thực hiện các hoạt động mua, bán hoặc giao dịch NFT trên Rarible. Các token nhận về có thể chuyển đổi sang fiat hoặc đấu giá trên các NFT.
Rarible sẽ cung cấp cho người dùng khả năng mint token ERC-721 (token này được lưu trữ trên Ethereum).Nếu mint NFT, người dùng sẽ phải trả một khoản phí giao dịch cố định là 2.5% tương tự như Opensea. Ngoài ra, Rarible còn mở rộng việc thanh khoản trong cộng đồng bằng việc chấp nhận mua bán NFT bằng thẻ tín dụng và fiat.
Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, người dùng còn có thể đóng góp, phản ánh và đánh giá các lỗi kỹ thuật bằng cách submit form tại đây. Rarible hướng đến là một giao thức phi tập trung, lấy người dùng làm tiêu chuẩn và cho phép việc cộng tác trong thế giới kỹ thuật số.
Thứ ba là Binance
Thị trường NFT còn được phát triển trên mạng lưới BNB Chain, mở ra cổng kết nối với lượng người dùng lớn, tiếp cận hơn hàng triệu user sẵn có, tăng tính thanh khoản và thuận tiện trao đổi. Binance là một trong những sàn giao dịch crypto hàng đầu, vào đợt bùng nổ của NFT năm 2021, Binance cũng đã cho ra mắt sàn NFT riêng, nơi đây cũng cung cấp các loại NFT đa dạng như vật phẩm trò chơi, tác phẩm nghệ thuật,…
Tuy đi sau nhưng so với các marketplace như Opensea, Rarible,… Binance NFT lại giảm thiểu được nhiều vấn đề, cụ thể là chi phí giao dịch. Dựa trên blockchain riêng BNB Chain, Binance NFT có nhiều điểm vượt trội hơn về giao diện người dùng, nền tảng chỉ lấy khoảng 1% cho một lệnh giao dịch bất kỳ và không phát sinh chi phí bổ sung.
Thứ tư là SuperRare
SuperRare là thị trường NFT được xây dựng trên nền tảng Ethereum, một trong các NFT marketplace độc quyền chỉ giao dịch với nghệ sĩ được chọn, cũng là nơi tiên phong cho các tác phẩm NFT đặc biệt (được chính các nghệ sĩ có tiếng thực hiện).
SuperRare như một chiếc áo Gucci chính hiệu trong thế giới thời trang. Định vị của SuperRare là mang đến các tác phẩm nghệ thuật NFT cap cấp trong những phòng trưng bày nghệ thuật mới lạ. Đây là nơi hiếm hoi trong thế giới NFT không chấp nhận các sản phẩm thiếu tính thẩm mỹ, hoặc thiếu sự tinh tế như meme, vì thế NFT để được trưng bày trên SuperRare cũng cần bước qua nhiều tiêu chí.
Các nhà đầu tư thường lựa chọn SuperRare bởi tính độc đáo, và phong cách cổ điển trên các vật phẩm. Nếu mọi người đang tìm cho mình một NFT marketplace giao dịch đơn thuần thì SuperRare có thể không phải sự lựa chọn hoàn hảo, nhưng để sở hữu các NFT có 1-0-2 và cao cấp thì đây là nơi đáng để trải nghiệm.
Lưu ý: Phí giao dịch trên SuperRare ước chừng 15% cho mọi giao dịch.
Thứ năm là NBA Top Shot
NBA Top Shot là NFT marketplace chuyên về bộ môn bóng rổ, được bình chọn là một trong những marketplace hàng đầu năm 2022. NBA Top Shot cung cấp các vật phẩm NFT như video, ảnh,… cho fan thể thao chân chính, NFT Marketplace này sẽ độc quyền chỉ dành riêng cho giải đấu Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia, ai yêu thích NBA thì đây là môi trường để mọi người tìm kiếm lợi nhuận.
NBA Top Shot được triển khai dựa trên mạng Flow, người dùng có thể mua Moment NFT bằng thẻ tín dụng (debit cards), thẻ ghi nợ (credit cards) hoặc token như BTC, ETH, BCH, DAI hoặc USDC.
Dự kiến 7/6/2022 tới, mọi người quan tâm có thể tham gia mua các khoảnh khắc NBA NFT của Magic Johnson, hoặc mua video clip về các hoạt động nổi bật cho cả NBA và WNBA. Các khoảnh khắc được chụp lại đều là các trận bóng của các tuyển thủ nổi tiếng như LeBron James.
Lời kết
Chi phí đang là yếu tố tác động ít nhiều đến sự phát triển của thị trường NFT nói chung và NFT marketplace nói riêng. Top 5 NFT marketplace này được lựa chọn bởi các tiêu chí về người dùng, volume giao dịch và sự bình chọn của cộng đồng, nội dung trong bài nhằm giúp người đọc so sánh và tự đánh giá các dự án, từ đó dự phóng cơ hội lẫn tiềm năng cho việc đầu tư của bản thân.
Tin liên quan